Những ứng viên tìm việc không trình bày phần sở thích trong CV có thể đã tự bỏ lỡ một cơ hội cho thấy sự phù hợp của bản thân với vai trò cụ thể. Tính cách và sở thích có thể phản ánh về bạn và khiến nhà tuyển dụng chú ý, vì vậy đừng bỏ qua phần sở thích trong CV xin việc của bạn
Nhà tuyển dụng có thể cảm thấy một số CV thú vị, trong khi một số khác quá nhàm chán và không có gì nổi bật. Tuy nhiên, hầu như tất cả các bản lý lịch đều có một điểm chung: phần sở thích khiến nhà tuyển dụng tò mò về việc sau đó là một người có tính cách như thế nào. Sở thích là phần cho phép ứng viên truyền tải thông điệp đến nhà tuyển dụng, xác nhận rằng bạn có thể là người phù hợp với vị trí công việc mà họ đang tuyển dụng.
Trên thực tế, nhiều ứng viên có thể không chú ý đến phần sở thích và sự thờ ơ có thể khiến họ tự bỏ lỡ cơ hội của mình. Giống như các phần khác trong CV, sở thích của bạn phải hỗ trợ mục tiêu quan trọng nhất là giúp bạn nhận được lời mời phỏng vấn.
Vì sao không nên bỏ qua phần sở thích trong CV xin việc?
Phần sở thích giúp nhà tuyển dụng có cái nhìn tổng quan về tính cách của bạn Hãy tưởng tượng một nhà tuyển dụng trong lĩnh vực IT muốn thuê một lập trình viên cơ sở dữ liệu hoặc chuyên gia nhập dữ liệu. Những công việc này có xu hướng đòi hỏi nhiều giờ làm việc trước máy tính, vậy họ sẽ quan tâm đến tính cách nào của ứng viên: khả năng tập trung, tự cân bằng hay những người hướng ngoại thích du lịch, đua xe, v.v.?
Những sở thích mà bạn thể hiện trong CV sẽ giúp nhà tuyển dụng hình dung về bạn, về việc bạn có phù hợp với công việc và có thể gắn bó với vị trí đó bao lâu. Trong trường hợp nhà tuyển dụng nhìn vào 2 ứng viên có kỹ năng tương đương, họ thường chọn người có sở thích phản ánh tính cách phù hợp hơn với bản mô tả công việc.
Viết phần sở thích như thế nào để CV đủ ấn tượng?
Mục sở thích rất quan trọng nhưng bạn nên đề cập đến nội dung gì trong CV? Bạn đã bao giờ được hỏi nhiều hơn về sở thích cá nhân trong cuộc phỏng vấn? Bạn đã trả lời và nhận được phản hồi ra sa? Bình luận của nhà tuyển dụng lúc ấy có thể là gợi ý cho bạn.
Mặc dù không có công thức định sẵn, các sở thích như đọc sách, viết lách, lướt mạng hoặc vẽ tranh có xu hướng thể hiện tính cách phù hợp hơn với các công việc văn phòng hoặc công việc có tính chất lặp đi lặp lại hơn. Trong khi những sở thích giao tiếp, tương tác, hoạt động nhiều sẽ phù hợp với những công việc như bán hàng, kinh doanh, ngành dịch vụ.
Không nên nói dối trong CV xin việc, đặc biệt là phần sở thích
Trung thực với những thông tin bạn viết trong CV là yêu cầu cơ bản với tất cả các ứng viên, nhất là với các sở thích. Đừng liệt kê những sở thích mà bạn thực sự không có chỉ để gây ấn tượng với một nhà tuyển dụng tiềm năng. Thay vào đó, bạn có thể chọn chỉ liệt kê những sở thích nhấn mạnh khả năng tương thích của bạn với một mô tả công việc cụ thể.
Giả sử bạn là một người thích bóng đá đến cuồng nhiệt, cũng thích chơi game trên máy tính, bóng rổ và đọc sách. Khi ứng tuyển vào vị trí nhân viên nhập liệu, bạn chỉ liệt kê 2 sở thích thể hiện khả năng ngồi trong thời gian dài phía sau bàn việc là chơi game trên máy tính và đọc sách trên.
Nhà tuyển dụng nhìn vào CV xin việc để có ấn tượng và những đánh giá đầu tiên về ứng viên. Có thể nói, tạo CV vô cùng quan trọng, quyết định bạn có được tham dự phỏng vấn và dành được công việc hay không. Do đó, hãy cố gắng đầu tư vào CV và đừng quên chú trọng đến phần sở thích. Đó có thể là phần tạo nên sự khác biệt.