Nhận thức về số hóa tài liệu : nguyên lý tất yếu hiện nay
Ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp công nghệ thông tin đã tạo ra hàng loạt các sản phẩm công nghệ phần cứng, công nghệ phần mềm và công nghệ nội dung. Các loại hình sản phẩm này đã tác động và làm biến đổi về chất các loại hìnhthư viện truyền thống. Dần hình thành loại hình “Thư viện số”/“Thư viện điện tử(electronic library)/ “Thư viện ảo” (virtual library)/ “Thư viện không tường” (librarywithout walls),… Một trong các yếu tố để xây dựng, duy trì và pháttriển loại hình thưviện này là nguồn tài liệu số/tài nguyên tri thức dạng số. Có thể nói nguồn tài nguyênthông tin số là huyết mạch/linh hồn của thư viện số. Mục tiêu của bất kỳ Thư viện số nào là tạo ra một cổng thông tin truy cập trực tuyến đến tài nguyên số không chỉ củathư viện đómà đến bất kỳ Thư viện số nào khác ở bất cứ đâu. Do đó, việc triển kha ixây dựng Bộ sưu tập tài nguyên thông tin số là bướcđi đầu tiên, quan trọng nhất đểphát triển thư viện số. Khi các thư viện đã có Bộ sưu tập số sẽ tíến hành liên thông chia sẻ phục vụ cộng đồng người dùng tin trực tuyến
.
Khi nói về thư viện số và nguồn tài nguyên tri thức số, ngay từ năm 1998, Liên đoàn thư viện số (Digital Libraries Federation V DLF) đã khẳng định: “Các thư viện số là các tổ chức cung cấp nguồn lực, trong đó bao gồm các chuyên gia (những người có kiến thức và kỹ năng làm việc trong môi trường số),để lựa chọn thông tin, cấu trúc hóa, đưa ra các phương thức truy cập và phân phối thông tin hiệu quả, cũng nhưng đảm bảo sự toàn vẹn và của bộ sưu tập số, sao cho chúng luôn sẵn sàng và kinh tế để phụ vụ một cộng đồng cụ thể hoặc một nhóm cộng đồng
.